Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

Báo cáo thực tập ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

mã tài liệu 300800600013
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả none
giá 20,000 VNĐ
download đồ án

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO

THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập: XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ KỸ THUẬT

(TỔNG CÔNG TY

BIA-RƯỢU-NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN)

LỜI CẢM ƠN

            Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng cho sinh viên hiểu biết thêm về thực tế, gắn kết thực tế với lý thuyết chuyên ngành, là tiền đề cho việc thực hiện Luận văn Tốt nghiệp. Thực tập trong Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật giúp sinh viên ngày càng hoàn thiện mình về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm cuộc sống. Qua đó, phần nào giúp sinh viên tự tin hơn, bản lĩnh hơn.

            Nhờ lòng nhiệt tình và tâm huyết của ban lãnh đạo và nhân viên trong xí nghiệp đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm hết sức quý báu giúp chúng em có được nền tảng cho nghề nghiệp tương lai của mình.

            Đặc biệt chúng em xin chân thành cám ơn anh Huỳnh Phước Năng đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn chúng em trong suốt thời gian thực tập để chúng em có thể hoàn thành bản báo cáo này.

            Chúng em xin chân thành cám ơn thầy Quang, thầy Hiệp đã quan tâm, giúp đỡ và định hướng cho nhóm về đề tài luận văn.

            Chúng em hy vọng với hành trang kiến thức sau những năm học tập ở trường và kinh nghiệm thực tiễn khi thực tập ở xí nghiệp chúng em có thể tự tin để hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn Cơ khí.

                                                            Nhóm sinh viên thực tập

A. NỘI DUNG THỰC TẬP
Công tác thực tập của nhóm sinh viên ngành Chế tạo máy, khoa Cơ Khí, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM bao gồm:
    Tìm hiểu về tổ chức và quản lý sản xuất trong nhà máy.
    Tìm hiểu về quy trình công nghệ, trang thiết bị sản xuất tại nhà máy.
    Tìm hiểu về công tác quản lý chất lượng và công tác bảo trì bảo dưỡng trang thiết bị.
    Tham gia các công tác thiết kế, sửa chữa, thay thế trang thiết bị tại nhà máy.
Căn cứ theo 4 nội dung trên, nhóm thực tập trình bày báo cáo như sau:
I. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC:
Do địa điểm thực tập tốt nghiệp tại công ty Bia Sài Gòn tại địa chỉ 187 Nguyễn Chí Thanh nên chúng em chỉ trình bày sơ đồ tổ chức tại đây.
1) Sơ lược về công ty:
Công ty Bia Sài Gòn là nhà máy sản xuất chính của Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn.
+ Tên tiếng việt: Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn.
+ Tên tiếng Anh: Saigon Beer Alcohol Beverage corporation.
+ Tên viết tắt: SABECO
+ Địa chỉ : Số 187 Nguyễn Chí Thanh, Q5, TP. HCM.

_ Văn phòng, Ban Quản lý dự án và Phát triển, Ban TC-KT được đặt ở vị trí Số 6 Hai Bà Trưng.
_ Ban Cung ứng, Ban Kỹ thuật sản xuất được đặt ở vị trí Số 3 Hưng Long (đối diện 187 Nguyễn Chí Thanh).
Các Công ty Thành viên (> 51% vốn Tổng công ty):
Công ty Cổ phần Bia Miền Tây (Cần Thơ – Sóc Trăng)
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Phú Yên
Công ty Dịch Vụ Thương Mại
Công ty Cổ phần Rượu Bình Tây
Công ty Cổ phần Nước Giải Khát Chương Dương
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Nghệ An
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Tĩnh
Công ty Bia Sài Gòn    (100% vốn công ty)
Các Công ty Liên kết (< 51% vốn Tổng công ty):
Công ty Cổ phần Vận Tải Bia Sài Gòn
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Daklak
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Bình Tây
Các Công ty Liên doanh:
Công ty Liên doanh Thủy tinh Malaysia
Công ty Liên doanh Sản xuất Lon.     2) Sơ đồ tổ chức công ty Bia Sài Gòn:

Bộ máy quản lý của công ty Bia Sài Gòn được tổ chức theo hệ thống trực tuyến bao gồm các phân xưởng và ban:
+ Ban kỹ thuật sản xuất: quản lý về công nghệ, kỹ thuật cơ điện trong Tổng công ty; đối với 187 Nguyễn Chí Thanh

1.    Tấm trên bàn nâng hạ                 4. Con lăn
2.    Thanh xếp                                    5. Tấm dưới bàn nâng hạ
3.    Xy lanh thuỷ lực
H3 . Cơ cấu nâng hạ Pallet (Phần II)
H4. Sơ đồ cơ cấu thanh xếp nâng hạ
H5. Cơ cấu giữ Pallet
b.Hệ thống trục con lăn dẫn động chuyển pallet:
    Dẫn động bằng động cơ, truyền động qua xích tải , chuyển động được truyền theo từng cặp trục con lăn. Mỗi động cơ dẫn động 7 trục con lăn , tạo thành một cụm dẫn động


        1. Trục con lăn                                     3. Động cơ dẫn động
        2. Xích truyền động

H6. Hệ thống con lăn chuyển của đường vận chuyển Pallet ( Phần I và III)


c. Hệ thống định vị, điều khiển và phối hợp các chuyển động :
    Nhiệm vụ hệ thống là phối hợp các chuyển động từ đường cấp Pallet vào , đến máy chuyển Pallet, rồi qua đường cấp Pallet cho máy chất kết đầy. Các thiết bị được sử dụng là hệ thống các sensor quang để phát hiện có Pallet ở các cụm chuyển động rồi từ đó thực hiện việc điều khiển các thiết bị: xy lanh khí, xy lanh thuỷ lực, động cơ dẫn động,..theo các chương trình đã được viết.

H7. Hệ thống Trục con lăn chuyển của bàn nâng


4. Vấn đề tính toán thiết kế:
_ Tính toán trọng lượng bàn nângtính toán chọn xy lanh nâng
_ Tính chiều cao nâng: khoảng hành trình làm việc của xy lanh
_ Chọn động cơ
_ Tính tốc độ và thời gian di chuyển của con lăn
_ Viết chương trình hoạt động cho chuyển động của hệ thống và phối hợp chúng một cách đồng bộ.
_ Vấn đề quan trọng nhất là chương trình điều khiển cho chuyển động của các con lăn thông qua động cơ dẫn động bằng xích tải . Lấy tín hiệu từ hệ thống các cảm biến quang được đặt tại các vị trí.

V. BẢO TRÌ:
1) Định nghĩa: Bảo trì là đảm bảo cho máy hoạt động tốt.
2) Phân loại: + Bảo trì vận hành.
                      + Bảo trì theo lịch xích.
           + Bảo trì đột xuất.
3) Cơ sở thiết lập: Tài liệu dùng cho công tác bảo trì là Catalog máy, dựa vào Catalog máy ta có thể:
·    Hướng dẫn trong công tác vận hành và bảo trì trong vận hành.
·    Hướng dẫn sửa chữa sự cố thường gặp.
·    Lập lịch bảo trì định kỳ (hàng tuần, hàng tháng,…).
·    Đặt hàng cho phụ tùng thay thế.
·    Làm tài liệu huấn luyện công tác vận hành, bảo trì.
·    Biết được các thông số chủ yếu của máy.
4) Công tác bảo trì được thực hiện như thế nào?
v    Đối với Bảo trì trong vận hành:
_ Huấn luyện, đào tạo người vận hành công tác bảo trì và vận hành thiết bị.
_ Lập những biểu mẫu cho công tác bảo trì vận hành ( như lập biểu mẫu cho công nhân stick vào).
v    Đối với Bảo trì theo lịch xích:
    _ Căn cứ theo Catalog và dựa vào kinh nghiệm chúng ta có thể lập kế hoạch bảo trì máy theo tuần, theo tháng, theo năm.
Lưu ý: Hướng dẫn càng chi tiết càng tốt cho những thiết bị phức tạp.
v    Đối với Bảo trì đột xuất:
Đây là điều không mong muốn, hạn chế công tác bảo trì đột xuất này xảy ra càng ít càng tốt.
_ Lập những biểu mẫu và thống kê, theo dõi công tác bảo trì đột xuất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh các hoạt động bảo trì.
_ Là yếu tố quan trọng cho việc thiết lập Bảo trì lịch xích vì thiết bị hoạt động trong những điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn trong Catalog.
_ Quản lý bảo trì đột xuất theo phương pháp thống kê: thống kê những hư hỏng đột xuất để xác định nguyên nhân hư hỏng).
5) Chi phí bảo trì:

                Hình: Sơ đồ chi phí bảo trì
_ Chi phí ban đầu cao, rồi giảm dần vì ban đầu phải tốn chi phí cho đào tạo, huấn luyện cho công tác vận hành, công suất máy chưa đạt đỉnh vì sự thành thạo của công nhân.
_ Chi phí đầu tư tăng do chi phí phụ tùng tăng.
_ Bảo trì đột xuất làm tăng chi phí do:
+ Tiêu thụ năng lượng của máy tăng lên trên một đơn vị sản phẩm.
 + Chi phí nhân công tăng.
 + Chi phí sửa chữa tăng (do làm ngoài giờ).
 + Chi phí cơ hội mất đi, không bán được sàn phẩm.
6) Ưu nhược điểm của công tác bảo trì:
_ Ưu điểm:
·    Làm giảm chi phí vận hành.
·    Tạo điều kiện cạnh tranh đơn vị (chi phí cơ hội).
·    Ổn định chất lượng sản phẩm theo cam kết đối với khách hàng.
·    Đáp ứng được sản lượng đặt ra hàng năm.
_ Nhược điểm:
·    Không làm tăng năng suất được do không đổi mới thiết bị nhanh chóng.
7) Ý kiến xung quanh công tác bảo trì:
_ Để có thể thực hiện công tác bảo trì được tốt nhất đòi hỏi phải có lòng nhiệt tình và kiến thức.
_ Các lịch bảo trì phải được xem xét thay đổi thường xuyên phù hợp với điều kiện thực tế.
_ Công tác bảo trì đảm bảo sự cạnh tranh của Doanh nghiệp trong ngành thực phẩm nói chung và ngành bia nói riêng ngày càng tăng.
VI. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG:
1) Nội dung:
Công tác Quản lý chất lượng được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 với sơ đồ tam giác như sau :

2) Chính sách chất lượng:
_Ở mỗi cơ quan, doanh nghiệp, tuỳ vào chức năng, nhiệm vụ mục đích hoạt động mà có chính sách chất lượng ở mỗi doanh nghiệp nhằm khẳng định với khách hàng của mình quyết tâm thực hiện, đảm tốt chất lượng của sản phẩm mà mình cung cấp như đã công bố
     _Theo tiêu chuẩn ISO các cơ quan, doanh nghiệp tự xây dựng chính sách chất lượng của đơn vị mình phù hợp với điều kiện và phương thức sản xuất –kinh doanh của doanh nghiệp. Việc áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO chỉ nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm như đã công bố luôn đạt yêu cầu
_Đối với công ty Bia- Rượu – Nước giải khát Sài Gòn, chính sách chất lượng được thể hiện ở những mục tiêu như sau :
·    Đảm bảo chất lượng bia, rượu xuất xưởng đúng như đã công bố trên nhãn chai
·    Đảm bảo cung ứng và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng
·    Chính sách chất lượng này là xác định và tồn tại trong thời gian dài
_Đối với các công ty thành viên :
·    Dựa vào chính sách chất lượng của tổng công ty và chức năng của đơn vị mình mà xây dựng chính sách chất lượng cho riêng đơn vị mình, các chính sách chất lượng này linh động và có thể thay đổi theo từng năm.
3) Thủ tục:
_Nhằm đảm bảo đạt được các yêu cầu chất lượng theo các chỉ tiêu mà chính sách chất lượng đã đề ra mà ở từng cơ quan, đơn vị trong doanh nghiệp sẽ xây dựng các thủ tục cho các công việc của đơn vị mình . Các thủ tục này quy định các trình tự thực hiện công việc và các chỉ tiêu cần phải đạt được trong từng bước công việc.
     _Ở xí nghiệp Dịch vụ- Kỹ thuật các thủ tục được xây dựng là thủ tục: mua hàng, nấu, lên men, bảo trì đột xuất.
_Nguyên tắc khi thực hiện thủ tục là : “Làm những gì đã ghi và ghi những gì đã làm “.
4) Hướng dẫn công việc:
     _Sau khi xây dựng thủ tục để thực hiện công việc các đơn vị cần phải xây dựng “hướng dẫn công việc” để cụ thể hoá từng công việc trong thủ tục và hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc đó.
5) Các lưu ý khi thực hiện xây dựng thủ tục và hướng dẫn công việc:
_Khi xây dựng thủ tục và hướng dẫn công việc, tất cả biểu mẩu, giấy tờ đều phải được thiết lập để quản lý, các biểu mẩu này phải được sử dụng thống nhất.
     _Trong quá trình sử dụng, nếu có cải tiến, sửa đổi các biểu mẫu thì phải làm phiếu yêu cầu sửa đổi và sau đó nếu được thống nhất thì tiến hành sửa đổi và sử dụng thống nhất.

B. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT:
I. THUẬN LỢI:
_ Chúng em nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát của Ban giám đốc.
_ Nhận được hướng dẫn về tài liệu kỹ thuật, định hướng thực tập cũng như làm luận văn tốt nghiệp về sau này.
_ Các tổ sửa chửa, bảo trì luôn nhiệt tình giúp đỡ và truyền dạy kinh nghiệm.
II. KHÓ KHĂN:
_ Kiến thức lý thuyết trong nhà trường và thực tế trong công ty có rất nhiều khác biệt: thực tế hơn, phong phú hơn và hiện đại hơn.
_ Môi trường làm việc và học tập thay đổi đột ngột.
_ Tài liệu anh văn kỹ thuật khá nhiều nên việc tiếp thu kiến thức về máy móc trong nhà xưởng, xí nghiệp còn chậm.
_ Các dây chuyền sản xuất rất hiện đại nên việc tiếp cận còn khó khăn.
_ Thời gian tiếp xúc với máy vận hành còn hạn chế.
III. ĐỀ XUẤT:
_ Tăng thời gian tiếp xúc với dây chuyền sản xuất lúc vận hành để hiểu một cách rõ ràng hơn về máy móc, thiết bị, cách hoạt động, điều khiển để từ đó có thể lập bản vẽ, quy trình cho từng máy.
_ Mỗi người được phân công cho từng máy để hiểu máy đó một cách rõ ràng nhất, từ đó hướng tới làm luận văn tốt nghiệp sau này. Do vậy nên phân công công việc sửa chữa bảo trì máy đó cho từng sinh viên.
_ Trong phân xưởng sản xuất như nấu, chiết, lên men, đặc biệt là trong xưởng chiết hay có những trường hợp hư hỏng xảy ra. Do đó trong xưởng nên lập những bảng thông báo sự cố xảy ra và cách khắc phục tức thời cho lỗi hư của từng máy.
_ Những tấm chắn làm giảm tiếng ồn của máy trên trần nhà trong xưởng chiết cần thay mới hay loại bỏ vì để lâu sẽ tự hủy và biến thành chất gây độc cho công nhân.
_ Hệ thống lọc (lọc khuôn bản) có thể thay bằng lọc tự nhiên.
_ Có thể thay lọc ly tâm bằng hệ thống lọc Candle.
_ Hệ thống tank lên men trong nhà thay bằng tank lên men ngoài trời để tiết kiệm năng lượng thất thoát trong nền xưởng, móng.
 

Close