Thông báo

Tất cả đồ án đều đã qua kiểm duyệt kỹ của chính Thầy/ Cô chuyên ngành kỹ thuật để xứng đáng là một trong những website đồ án thuộc khối ngành kỹ thuật uy tín & chất lượng.

Đảm bảo hoàn tiền 100% và huỷ đồ án khỏi hệ thống với những đồ án kém chất lượng.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI LÀM ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY THIẾT KẾ HỘP GIẢM TỐC

mã tài liệu HƯỚNG DẪN LÀM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
nguồn huongdandoan.com
đánh giá 5.0
mô tả Bản thuyết minh Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
giá 0 VNĐ
đồ án ngưng giao dịch

NỘI DUNG ĐỒ ÁN

 

1. Nêu cách chọn hợp lý công suất và vòng quay của động cơ.

2. Tại sao phải kiểm tra mở máy và quá tải cho động cơ? Trường hợp nào không phải kiểm tra quá tải cho động cơ? Tại sao?

3. Phân biệt các chế độ làm việc của động cơ. Động cơ trong hệ thống dẫn động được chọn theo chế độ làm việc nào? Tại sao?

4. Nêu vai trò và vị trí của hộp giảm tốc trong hệ thống dẫn động.

5. Trình bày cách phân bố tỷ số truyền cho các bộ phận truyền dẫn động.

6. Trình bày cách kiểm tra mở máy cho động cơ? Có thể kiểm tra mở máy cho động cơ trên một trục bất kỳ được không? Tại sao?

7. Nêu nguyên tắc chọn vật liệu chế tạo bánh răng? Tại sao nên lấy vật liệu bánh nhỏ tốt hơn vật liệu bánh lớn, cấp chậm tốt hơn cấp nhanh.

8. Trình bày cách xác định ứng suất cho phép của bộ truyền bánh răng? Giá trị ứng suất cho phép trong bước tính sơ bộ và kiểm nghiệm có khác nhau không? Tại sao?

9. Các bộ truyền trong hệ dẫn động ( Bánh răng TV-BV, đai, xích trục) đã được tính toán thiết kế theo chỉ tiêu nào? Tại sao?

10. Nêu cơ sở xác định hệ số chiều rộng bánh răng khi thiết kế bộ truyền bánh răng.

11. Nêu biện pháp xử lý khi kiểm tra sức bền tiếp xúc của bánh răng không thoả mãn?

12. Nêu cơ sở chọn góc nghiêng của bộ truyền bánh răng nghiêng?

13. Tại sao bánh răng trụ thường lấy bề rộng bánh răng nhỏ lớn hơn bề rộng bánh răng lớn? Còn bánh răng côn lấy bề rộng hai bánh như nhau?

14. Các chi tiết trong hộp giảm tốc (bánh răng, trục …) có được kiểm tra quá tải không? Hệ số quá tải bằng bao nhiêu?

15. Nêu cơ sở chọn kết cấu bánh răng? Các bánh răng đã thiết kế được chọn kết cấu như thế nào?

16. Trình bày cách chọn vật liệu của bộ truyền trục vít bánh vít? ứng suất cho phép của bộ truyền trục vít bánh vít liên quan thế nào đến việc chọn vật liệu.

17. Tại sao truyền động trục vít bánh vít phải tính kiểm nghiệm nhiệt, trình bày cách tính cho truyền động trục vít bánh vít.

18. Nêu cơ sở xác định số mối ren của trục vít.

19. Trình bày cách kiểm tra bôi trơn, chạm trục cho hộ giảm tốc bánh răng hai cấp? Các biện pháp xử lý khi các điều kiện trên không thoả mãn.

20. Vị trí bố trí bộ truyền đai, bộ truyền xích trong hệ dẫn động được bố trí thế nào? Tại sao?

21. Trường hợp nào phải chọn xích nhiều dãy? Số dãy xích tối đa là bao nhiêu? Giải thích? Tại sao thường chọn số mắt xích chẵn?

22. Tại sao phải hạn chế dây đai thang? Tại sao phải kiểm nghiệm góc ôm trên bánh đai nhỏ? Nêu các biện pháp xử lý nếu điều kiện đó không thoả mãn.

Nêu ưu nhược điểm của loại đai đã chọn?

24. Trình bày: trình tự, ý nghĩa, và nội dung của các bước tính thiết kế trục theo sức bền mỏi.

25. Cơ sở để xác định kết cấu trục hợp lý? Vận dụng vào việc xác định các kết cấu trục trong đồ án thiết kế.

26. Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sức bền mỏi của trục? Từ đó nêu ra các biện pháp nâng cao sức bền mỏi.

27. Tại sao các rãnh then trên cùng một trục lại bố trí trên cùng một đường sinh? Nếu phải dùng hai đến ba then trên một tiết diện trục thì then đó được bố trí như thế nào?

28. Tại sao phải kiểm nghiệm độ cứng của trục? Trình bày cách kiểm nghiệm và các biện pháp khắc phục khi trục không đủ độ cứng.

29. Trong quá trình thiết kế đồ án chi tiết máy nào thoả mãn nhiều nhất các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc? Tại sao?

30. ổ lăn trong hộp giảm tốc đã được tính chọn theo chỉ tiêu nào? Tại sao? Nêu các biện pháp xử lý khi kiểm nghiệm ổ mà không đủ khả năng tải động(Cđ >Cb).

31. Nêu cơ sở chọn sơ đồ bố trí ổ? Phân tích ưu, nhược điểm của sơ đồ bố trí ổ đã chọn.

32. Trình bày cách kiểm tra và điều chỉnh vị trí ăn khớp của cặp bánh răng côn và bộ truyền trục vít bánh vít?

33. Trình bày cách điều chỉnh khe hở của ổ khi mòn.

34. Trình bày trình tự tháo lắp các chi tiết của hộp giảm tốc?

35. Nêu công dụng và kết cấu của các chi tiết máy: Chốt định vị, vòng định vị, vít tách, que thăm dầu, vòng chắn dầu, căn điều chỉnh ổ , cửa thăm.

36. Nêu cơ sở chọn chế độ lắp cho các chi tiết máy như bánh răng, ổ, bạc chắn dầu, nắp ổ, cốc lót…trong hộp giảm tốc? Vẽ biểu diễn định tính vị trí các trường dung sai của mối lắp đó.

37. Nêu các ghi các yêu cầu kĩ thuật trên bản vẽ chế tạo?

38. Nêu cách xác định chiều quay của các chi tiết trong hệ thống dẫn động? Nếu cho các chi tiết làm việc theo chiều quay ngược lại có được không? Tại sao?

39. Trình bày đặc tính thay đổi ứng suất trong các chi tiết máy như: bánh răng, trục, ổ? Vẽ đồ thị biểu diễn đặc tính thay đổi các ứng suất đó?

40. Tiết diện nguy hiểm của trục trong bước tính gần đúng và chính xác có trùng nhau không? Nêu các biện pháp xử lý khi kiểm tra hệ số an toàn không thoả mãn?

CÁC NỘI DUNG CẦN CHUẨN BỊ LÀM ĐỒ ÁN CHI TIẾT MÁY THIẾT KẾ HỘP GIẢM TỐC

1. Cách chọn động cơ điện: dựa vào các thông số nào để chọn động cơ điện; các thông số cơ bản của động cơ điện. Phân biệt công suất tương đương, công suất yêu cầu và công suất danh nghĩa của động cơ.

2. Các phương pháp phân phối tỷ số truyền cho các cấp trong HGT. Phân phối TST cho HGT và bộ truyền ngoài như thế nào? Ảnh hưởng của việc phân phối TST lên kích thước HGT và hệ dẫn động.

Quan hệ giữa giá trị mômen xoắn trên các trục của HGT. Mômen xoắn ảnh hưởng thế nào lên kích thước các bộ truyền, kích thước hộp giảm tốc và các yếu tố khác?

3. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của HGT được yêu cầu thiết kế (so sánh với các loại HGT khác). So sánh bộ truyền đai thang và đai dẹt, bộ truyền đai và bộ truyền xích.

4. Đặc điểm tính toán các bộ truyền trong HGT được yêu cầu thiết kế (so với các HGT khác có gì đặc biệt trong trình tự thiết kế và lựa chọn các thông số, tại sao?).Tại sao phải có 2 bước tính toán và kiểm nghiệm.Nếu kiểm nghiệm Ko thoả mãn thì cách xử lý như thế nào?

5. Các dạng hỏng, chỉ tiêu tính toán và thông số cơ bản của các bộ truyền (đai, xích, bánh răng, trục vít). Vì sao độ rắn bề mặt các bánh răng trong bộ truyền được chọn khác nhau? Chiều rộng vành răng của các bánh răng trụ trong 1 bộ truyền được lấy khác nhau nhằm mục đích gì? Vì sao không áp dụng cho bánh răng côn? Vì sao bộ truyền trục vít cần tính về nhiệt? Lựa chọn vật liệu vành răng bánh vít như thế nào, vì sao? Ưu nhược điểm của răng nghiêng so với răng thẳng. Góc nghiêng trong bộ truyền BR được chọn như thế nào? Hướng nghiên răng (hoặc ren trục vít) có vai trò gì trong bộ truyền?

6. Chỉ tiêu và phương pháp tính trục. Các yêu cầu đối với trục. So sáh ưu nhược điểm của trục liền bánh răng và trục thường. Các phương pháp cố định các chi tiết lên trục.

7. Phương pháp tính chọn và kiểm nghiệm ổ lăn. Các phương án khắc phục khi kiểm nghiệm không đạt yêu cầu. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng các loại ổ lăn. Khi nào dùng ổ tuỳ động?

8. Công dụng và cách xác định các thông số của then. Tính kiểm nghiệm then.

9. Lực từ khớp nối di động tác dụng lên trục: bản chất, cách xác định trị số, phương, chiều. Có gì khác nhau khi xác định lực này khi tính trục và tính ổ lăn, vì sao?

10. Kết cấu, công dụng và cách xác định vị trí, số lượng và kích thước của bích nắp, bích thân, bulông, vít, bulông vòng, vòng móc, nắp thăm, thăm dầu, nút tháo dầu, nút thông hơi, cốc lót, nắp ổ, chốt định vị, các loại bạc chặn và các loại căn đệm.

11. Thế nào là tính thống nhất hoá trong thiết kế? Lấy ví dụ trong đồ án của mình để minh hoạ.

12. Hãy chỉ ra một số ví dụ trên bản vẽ lắp để chứng tỏ đã có quan tâm đến yêu cầu về công nghệ.

13. Cơ sở lựa chọn các kiểu lắp và cách ghi trên bản vẽ.

14. Các phương pháp bôi trơn bánh răng, bánh vít, trục vít và ổ lăn. Cơ sở chọn phương pháp bôi trơn và ảnh hưởng của nó đến kết cấu HGT.

15. Phương pháp kiểm tra và điều chỉnh ăn khớp trong các bộ truyền.

16. Trình tự tháo lắp các chi tiết trong HGT.

17. Trên bản vẽ lắp HGT cần ghi những kích thước nào? Vì sao? Trên bản vẽ chế tạo chi tiết những yếu tố nào được ghi, vì sao?

18. Ý nghĩa và cách chọn độ nhám bề mặt, dung sai hình dáng và dung sai vị trí. Ảnh hưởng của các yếu tố này đến tính chất làm việc của chi tiết và bộ phận máy.

Close